top of page

Hiệp hội Kyudo Việt Nam (VNKA) được thành lập dựa trên nền tảng của Hanoi Kyudo, 13 năm sau khi Hanoi Kyudo bắt đầu hoạt động dưới sự sáng lập của bà Nguyễn Hoàng Hoa, ông Suda Takuya và một nhóm các bạn trẻ đam mê văn hóa Nhật Bản vào mùa hè năm 2012. Việc được công nhận chính thức theo pháp luật Việt Nam là một cột mốc quan trọng, đặt nền móng cho tổ chức của chúng tôi trở thành cơ quan thể thao quốc gia đại diện cho Kyudo tại Việt Nam.

Đà Nẵng Kyudo Kai, được ông Trương Minh Hiếu thành lập vào năm 2016, là đối tác của chúng tôi. Cùng nhau, chúng tôi đã tiến bước với một tầm nhìn rõ ràng nhằm xây dựng một cộng đồng Kyudo vững mạnh tại Việt Nam. Thông qua những nỗ lực chung, chúng tôi không ngừng phát triển và mở rộng việc luyện tập Kyudo, hiện nay đã có nền tảng vững chắc cùng với sự hỗ trợ bền bỉ từ các giảng viên và thành viên tận tâm.

Với mong muốn giới thiệu và lan tỏa những giá trị đẹp đẽ của "Chân - Thiện - Mỹ" mà Kyudo mang lại, VNKA liên tục tổ chức các khóa đào tạo cơ bản hàng năm dành cho những ai mong muốn bắt đầu tập luyện Kyudo.

Tìm hiểu về Cung Đạo

Tại Nhật, qua những hiện vật về các chiếc cung cổ xưa, người ta cho rằng có nhiều khả năng chúng cũng thuộc về cùng giai đoạn đó. Ước tính rằng những cây cung đó đã được chế tạo trong khoảng giữa năm 1 và 3 sau Công nguyên), trong thời kỳ Yayoi. Những chiếc cung đầu tiên đó thuộc loại maruki, có dáng dài, được làm từ một mảnh gỗ đơn chiếc, sơn đen và bọc bởi vỏ bạch dương. Ngoài ra, trong những bản miêu tả về cảnh săn bắn được vẽ trên những chiếc chuông đồng, người ta thấy trên cây cung dài còn có phần tay nắm.

Trong Gishi-Wajin Den (các ghi ghép về tiểu sử của người Wajin) cũng có đề cập rằng những chiếc cung được sử dụng bởi người Nhật xưa là loại cung dài. Miêu tả này cùng với những gì được viết trong Kojiki (Cổ Sự Kí – Biên niên sử cổ xưa của Nhật Bản) đã chứng tỏ những chiếc cung chứa đựng ý nghĩa quan trọng, về cả ý thức hệ và về văn hóa trong xã hội cổ đại Nhật Bản, được coi như một biểu tượng về nhân phẩm. Vì thế, chúng có vai trò quan trọng trong các nghi lễ của Shinto (Thần đạo) và Samurai về sau này.

Kyudo không giống như bất kỳ môn thể thao nào khác. Đối thủ của người bắn là đích, không phải là con người nên người bắn có thể thưởng thức theo cách riêng của mình. Điều đó thật đơn giản. Và ai cũng có thể tiếp cận dễ dàng. Cả nam và nữ ở tất cả mọi độ tuổi đều có thể tập luyện Kyudo, miễn là với một cây cung có kích thước và cường độ phù hợp. Hơn thế nữa, một người có thể luyện tập Kyudo ở bất kỳ thời tiết nào cũng như không có quy tắc cho thời gian một lần tập.

Về cơ bản, bạn chỉ cần nhắm và bắn vào một mục tiêu cố định. Kết quả đánh giá không chỉ qua việc bạn bắn trúng hay trượt mà còn bởi Shagyou (quá trình bắn). 

“Chân” của cung đạo được đo bằng bởi sae (sự bình tâm), tsurune (tiếng dây cung khi hanare) và tekichu (trúng đích). Nghệ thuật bắn cung là một quá trình tìm kiếm Shin -Chân thông qua việc nâng cao những kĩ thuật này dần dần qua thời gian, qua từng phát bắn.

"Thiện" thể hiện cho khía cạnh đạo đức của Kyudo. Khía cạnh đó bao gồm rei (lễ nghi) và fuso (phi đối kháng), để đạt được những điều này một người luôn phải có một sự bình tĩnh và điềm đạm nhất định.

"Mỹ" thường được nhìn nhận thông qua thị giác. Tuy vậy, đối với Kyudo, vẻ đẹp nằm trong "Chân" và "Thiện". Sharei (bắn lễ nghi) là một cách thể hiện vẻ đẹp của Kyudo. Cung Nhật Bản có một hình dáng đẹp tuyệt mĩ, nhưng chính phẩm chất, chính Shintai Shusen (Tiến thoái chu toàn: mỗii bước tiến và lùi đếu được suy tính kĩ lưỡng) và những động tác đồng điệu mới là tác nhân chính tạo ra một trạng thái thiền định.

CÁC GIAI ĐOẠN LUYỆN TẬP TẠI HANOI KYUDO

1. Giai đoạn luyện tập cơ bản

2. Giai đoạn luyện tập Makiwara (mục tiêu bắn gần, khoảng cách 2m)

3. Giai đoạn luyện tập Matomae (mục tiêu bắn tiêu chuẩn, khoảng cách 28m)


​Thông chi tiết vui lòng xem tại đây

DSCF3301.JPG

CÁC GIAI ĐOẠN LUYỆN TẬP TẠI DANANG KYUDO KAI

1. Giai đoạn luyện tập cơ bản

2. Giai đoạn luyện tập Makiwara (mục tiêu bắn gần, khoảng cách 2m)

3. Giai đoạn luyện tập Matomae (mục tiêu bắn tiêu chuẩn, khoảng cách 28m)

Sự kiện & Tin tức

  • Nhiều ngày
    CN, 30 thg 310:30 30 thg 3, 2025 – 16:00 GMT+7
    10:30 30 thg 3, 2025 – 16:00 GMT+7
    Hanoi Kyudojo
  • Th 5, 09 thg 514:00 09 thg 5, 2024 – 17:00 GMT+7
    14:00 09 thg 5, 2024 – 17:00 GMT+7
    Trung tâm TTVH Đại sứ quán Nhật Bản, 27 P. Liễu Giai, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam
    Mời bạn tới trải nghiệm Cung đạo Nhật Bản ngay tại Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam! Trung tâm Thông tin Văn hóa Nhật Bản, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam phối hợp với CLB Hanoi Kyudo Club tổ chức buổi trải nghiệm Cung đạo Nhật Bản (Kyudo).
  • Th 7, 20 thg 48:00 20 thg 4, 2024 – 12:00 GMT+7
    8:00 20 thg 4, 2024 – 12:00 GMT+7
    Hanoi Kyudojo
    Seminar lần thứ 3 của thầy Kushita với Hanoi Kyudo.

​Tìm Hiểu
Cung Đạo

KYUDO (CUNG ĐẠO) LÀ GÌ?

Cung đạo (tiếng Nhật là Kyudo) là một trong những nét văn hóa lâu đời nhất của Nhật Bản. Vốn là một trong các kĩ năng của những chiến binh samurai thời phong kiến, Cung đạo Nhật Bản hiện đã và đang được tập luyện với hàng nghìn người tại Nhật Bản nói riêng và trên toàn thế giới nói chung.

 

Kyudo (Cung đạo) là một trong những bộ môn võ đạo hiếm hoi của Nhật Bản thay vì cố gắng hạ gục đối phương, hướng người tập đến việc hoàn thiện và chiến thắng bản thân, đưa mũi tên đến bia. Không những chỉ chú trọng luyện tập kỹ thuật, người tập còn phải bồi dưỡng, trau dồi thêm nhân cách của chính mình. Hòa hợp giữa kỹ thuật và tinh thần, khai thác sâu thêm các khía cạnh nội tâm, làm phong phú thêm nhân sinh quan của mỗi con người, “Chân - Thiện - Mỹ” chính là các giá trị mà mỗi người tập Kyudo đều đang hướng tới. 

VNKA DOJO

Hanoi Kyudojo

Với chiều dài hơn 30 mét, dojo của chúng tôi được trang bị để huấn luyện và thi đấu với 10 làn bắn ở cự ly 28 mét, cũng như một khu vực tập luyện dành cho makiwara.

Danang Kyudo Kai Dojo

Với chiều dài hơn 35 mét, dojo của chúng tôi được trang bị để phục vụ cả huấn luyện và thi đấu, bao gồm 3 làn bắn ở cự ly tiêu chuẩn 28 mét và một khu vực makiwara.

​HCM Kyudojo

​Thông tin sẽ sớm được cập nhật.

DSC-36.jpg
​Ashibumi
Douzokuri
Yugamae
Uchiokoshi
Hikiwake
Kai
Hanare
Zanshin
bottom of page