top of page

Bộ quy tắc ứng xử hàng ngày của người tập Kyudo

Ảnh của tác giả: Truong Minh HieuTruong Minh Hieu


Bộ quy tắc ứng xử hàng ngày của người tập Kyudo

Kamogawa Nobuyuki 

(鴨川 信之) (1923 - 2018) Hanshi 10 Đẳng Cựu chủ tịch danh dự của liên đoàn ANKF


  1. Ngoài Dojo

① Khi mang đồ, nên cầm đồ nhẹ hơn ở tay trái (vd: cung) (nếu không mang đồ gì thì cầm luôn cung bằng tay phải).

→ Cầm vật nặng bằng tay cầm cung sẽ ảnh hưởng đến việc bắn (như làm tay run).

② Khi di chuyển ở những nơi đông đúc, giữ cung thẳng đứng và không mang trên vai.

→ Tránh làm phiền người khác. Ngoài ra, mang trên vai trông không đẹp mắt.

③ Không đi bộ với cung được căng dây.

→ Không lịch sự và có nguy cơ gây hại cho người khác nếu dây cung đứt.

④ Không để cung trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời.

→ Sẽ làm hỏng cung.

⑤ Khi trời nóng, không sử dụng túi đựng cung bằng nhựa.

→ Cung sẽ bị hấp hơi và có thể bị cong vênh.

⑥ Bảo vệ cung bằng túi lót bên trong và xử lý cung cẩn thận.

→ Để không làm hỏng cung quý giá.

⑦ Khi để cung trên xe ô tô, đặt phía đuôi cung vào ghế lái.

→ Phần trên của cung dài hơn và có nguy cơ hỏng cao hơn, cần đảm bảo an toàn.

⑧ Không để cung trong xe ô tô.

→ Cung có thể bị biến dạng do nhiệt độ cao.

⑨ Không mang cung “đã căng dây” lên xe lửa hoặc ô tô.

→ Nếu dây cung đứt, cung có thể bật lên gây nguy hiểm cho người khác.

⑩ Khi gửi cung qua đường hàng không, luôn gia cố khoảng 30 cm ở phần đầu và đuôi cung.

→ Để ngăn ngừa việc gãy ở phần yếu nhất của cung.


2. Khi ra vào dojo

① Khi cởi giày tại dojo, hãy đặt chúng theo hướng vào trong và khi rời khỏi thì đặt theo hướng ra ngoài, hoặc nếu có kệ giày thì luôn để giày lên kệ.

→ Đây là kiến thức cơ bản về quy tắc hàng ngày và luôn giữ gìn ngăn nắp.

② Khi ai đó sắp xếp giày hoặc dép cho bạn, không mang giày dép vào ngay mà hãy cầm lấy bằng tay trước khi mang vào.

→ Để thể hiện lòng biết ơn đối với người đã sắp xếp giúp bạn.

③ Khi vào dojo, hãy cởi áo khoác trước khi vào. Không nên giữ nguyên đồ ấm khi cúi đầu chào điện thần/quốc kỳ.

→ Dojo là nơi trong nhà, vì vậy cần cởi bỏ đồ ngoài. Trừ áo khoác (haori) được coi là đồng phục trong nhà và có thể mặc được.


3. Trong dojo

① Khi cúi chào thần tại điện thờ, nếu có quốc kỳ thì cũng cúi chào, và nếu không có gì thì cúi chào về hướng tokonoma (góc trang trí).

→ Đầu tiên cúi chào dojo, sau đó chào giáo viên và tiền bối.

② Không gọi tên người khác một cách suồng sã như trong các câu lạc bộ thể thao, ngay cả với đồng nghiệp cũng nên thêm kính ngữ khi gọi tên trong dojo.

→ Tôn trọng nhân cách của mỗi người, không gọi tên một cách thô lỗ.

③ Tránh ngồi chiếu trên hoặc ghế của giám khảo (tatami) cao hơn một bậc.

→ Nếu cần, hãy ngồi Seiza.

④ Tuyệt đối không hút thuốc trong dojo.

→ Điều này gây phiền phức cho những người đang luyện tập.

⑤ Khi kéo cung, không đeo trang sức như nhẫn hoặc khuyên tai.

→ Không đeo bất cứ thứ gì không cần thiết cho việc kéo cung.

⑥ Tránh nói chuyện ồn ào trong dojo, giữ kỷ luật.

→ Để không làm phiền người khác khi họ đang luyện tập.

⑦ Không nên ngồi gác chân hoặc ngồi kiểu thể dục trong dojo.

→ Seiza là tư thế đúng đắn trong dojo.

⑧ Khi ra vào phòng, không dẫm lên ngưỡng cửa và không bước đi hoặc ngồi trên mép tatami.

→ Tránh làm hư ngưỡng cửa và bảo quản mép tatami.

⑨ Khi nhận giải thưởng từ Bia Mato, nhẹ nhàng chạm vào bia Mato để thể hiện lòng biết ơn trước khi nhận giải.

→ Thể hiện lòng biết ơn qua bia Mato.


4. Quản lý dụng cụ bắn cung

(1) Cung và dây cung

  1. Sau khi chào hỏi, trước tiên hãy căng dây cung lên cung, sau đó điều chỉnh hình dáng của cung và mặc đồ hakama (dogi).

    → Trước khi kiểm tra hoặc thi đấu, ít nhất cũng cần khoảng 30 phút để căng dây cung cho ổn định.

  2. Khi giúp người khác căng dây cung, hãy tấn chắc chắn, giữ cung ở hai tay và không dùng lực để ấn cung xuống.

    → Tránh tạo dấu tay trên cung, vì từ đó có thể phát sinh các thói quen xấu.

  3. Khi không có bảng để căng dây cung, có thể dùng bao cung hoặc các vật khác lót dưới cung để không làm trầy xước tường.

    → Nếu làm trầy xước cơ sở vật chất, hãy báo cáo ngay lập tức và xin lỗi. Gần đây, có nhiều người làm hỏng mà không chịu nhận trách nhiệm.

  4. Chú ý tới sự co giãn của dây cung, cách mắc dây, và đặc điểm của cung tre/gỗ.

    → Luôn chăm sóc để cung có hình dạng đúng.

  5. Khi điều chỉnh dây cung, đừng dùng chân để ép cung, và nếu có làm vậy, hãy lau sạch ngay chỗ đó.

    → Cung là công cụ rèn luyện tinh thần và thể chất, việc chăm sóc cung cũng là biểu hiện của tâm hồn trân trọng.

  6. Dây cung bị xù lông là dấu hiệu của việc chăm sóc không đúng cách, hãy chà mài dây cung.

    → Đây là cách thể hiện tinh thần của người bắn cung, dây xù lông sẽ giảm độ bền và dễ đứt.

  7. Khi sử dụng dây cung mới, ban đầu chỉ buộc một vòng, sau đó buộc một vòng ở cả hai bên. Khi đã quen và không cần điều chỉnh độ giãn của dây nữa, lúc đó mới buộc hai vòng.

    → Nếu buộc hai vòng ngay từ đầu, khi điều chỉnh sẽ làm hỏng dây và khiến nó nhanh bị đứt hơn.

  8. Không nắm vào các phần khác của cung ngoài phần tay cầm (quấn da) và dây mây quấn trên chỗ tay cầm.

    → Để tránh dây bẩn, giữ cung sạch sẽ.

  9. Không treo Tsurumaki lên cung đã căng dây, và không kẹp Kake (găng) hay bất cứ gì giữa dây và cung.

    → Đây là hành động thiếu tôn trọng cung, hãy luôn giữ gìn cung cẩn thận.

  10. Không tự ý chạm vào cung của người khác, đặc biệt là việc kiểm tra dây cung.

    → Đây là phép lịch sự và thể hiện sự tôn trọng đối với người khác.

  11. Khi dây cung bị đứt trong kỳ thi hoặc trận đấu và nhân viên tiến hành thay thế dây cung, hãy để cho người có trách nhiệm thay, không cần làm thêm gì khác.

    → Điều này nhằm đảm bảo an toàn và tránh làm hỏng cung trong quá trình thay dây.

  12. Khi thử cung tại cửa hàng bán cung, cần có sự cho phép của chủ cửa hàng, và không kéo quá chiều dài mũi tên của mình, chỉ kéo đến khoảng ngang vai phải (vượt qua tai).

    → Để đảm bảo cung không bị cong hoặc hỏng do kéo quá mức khi thử.

  13. Khi để cung với dây căng trong thời gian dài, nên căng hai dây.

    → Việc này giúp ngăn ngừa trường hợp nếu một dây bị đứt, dây còn lại vẫn giữ được cung không bị bật ra.

  14. Không bao giờ để cung nằm trên sàn hoặc bước qua cung.

    → Đây là hành động thiếu tôn trọng và có thể gây hư hại cho cung.


(2) Tên

  1. Hãy quyết định thứ tự sử dụng các mũi tên trước khi bắn để dễ dàng nhận biết đặc điểm của từng mũi tên và sửa chữa nếu cần.

    → Đặc biệt với mũi tên tre, sự khác biệt rất nhỏ cũng có thể ảnh hưởng, do đó quản lý cẩn thận là rất quan trọng.

  2. Khi thu hồi mũi tên, hãy bắt đầu từ những mũi tên bắn trượt và xa tâm nhất.

    → Để lại những mũi tên gần tâm sau cùng nhằm tôn trọng xạ thủ khác. Tuy nhiên, để xử lý những mũi tên ở xa tấm bia mà không làm hỏng những mũi tên gần bằng quần áo làm mặc, bạn cần phán đoán một cách hợp lý.

  3. Khi mũi tên cắm vào khung bia, hãy dùng cả hai tay giữ phần gốc mũi tên và kéo ra từ từ để tránh làm hỏng mũi tên.

    → Đừng kéo mạnh để tránh nguy cơ làm văng mũi tên ra ngoài, tốt hơn là sử dụng lực từ hông.

  4. Sau khi thu hồi mũi tên từ mục tiêu, đặt chúng với lông vũ hướng lên trên, quay đầu mũi tên xuống dưới, và giữ chúng trong lòng bàn tay khi trở về dojo.

    → Tránh làm va chạm gây tiếng động, bảo vệ mũi tên và lông vũ cẩn thận.

  5. Người thu hồi mũi tên nên là những người có vị trí thấp hơn trong lớp, không phải là giáo viên.

    → Điều này cũng là một phần của việc chia sẻ công việc và quan tâm đến đồng đội.


(3) Yugake (găng)

① Không nên chạm vào Yugake của người khác và các điểm trên Yugake hẻm lắp dây cung (gối dây cung) một cách vô ý. Việc này là không tôn trọng cảm giác nhạy cảm. Chạm vào mà không xin phép có thể xem là thiếu lịch sự với người khác.

② Khi tháo hoặc đeo Yugake trong Dojo, hãy chọn chỗ ngồi thấp (tránh nơi ngồi cao), ngồi Seiza hoặc Kiza rồi làm.

Đừng để người khác nhìn thấy phía trong Yugake của mình và từ lâu đã có câu tục ngữ "đừng để người khác nhìn thấy lòng bàn tay của bạn".


(4) Bia Mato

① Khi hướng dẫn và chỉ tay về bia Mato đang treo trên tường cao trong dojo, nên ngồi (Seiza or Kiza) một cách đàng hoàng.

Hãy hiểu rằng đối với bia Mato treo trên tường trong đạo đường là một vật linh thiêng (quan trọng biểu tượng của thần linh). Ngoài ra, về mặt nhìn bề ngoài, đứng chỉ dẫn là không phù hợp.


(5) Khác

① Không nên vừa trang bị găng Yugake , giáp ngực (Muneate), dải lụa Tasuki,... vừa làm nhiều việc khác nhau như làm công việc như lấy mũi tên, vì đó là công cụ chỉ dùng lúc bắn tên, nên nên tháo ra khi làm việc khác là thể hiện sự tôn trọng biết ơn


5. Khi bắn tên

① Khi tham gia sự kiện hoặc tập huấn tập trung tại các dojo công cộng (khác với dojo tập luyện hàng ngày), bạn có thể sẽ thấy những người đang luyện tập bắn 4 mũi tên. Tuy nhiên, bạn nên cẩn trọng hạn chế ko nên bắn 4 mũi 1 lúc để tôn trọng và không làm phiền những người khác đang tập luyện.

→ "Trước khi tổ chức sự kiện" chỉ thời điểm trước các cuộc thi, giải đấu, hay các buổi kiểm tra. Tuy nhiên, nếu tất cả mọi người đều đồng ý, thì điều đó có thể được phép.


② Khi đi tham gia luyện tập ở các đạo trường khác ngoài địa phương của mình, không nên kéo cả bốn mũi tên, chỉ nên mang cùng lúc hai mũi tên.

→ Điều này có thể khác nếu đã thống nhất với những người khác.


③ Không bao giờ nên chiếm dụng vị trí bắn. Đặc biệt là không nên dùng chung Bia với các Thầy.

→ Việc này có thể gây hư hại cho mũi tên. Tuy nhiên, nếu có sự cho phép thì có thể làm.

④ (Vấn đề ngôn ngữ Nhật ai biết tiếng Nhật thì mới nên để ý) Không nên dùng cụm từ "bắn được bao nhiêu mũi tên."「何本うった」 Nên sử dụng "kéo được bao nhiêu mũi tên" 「何本引いた」hoặc "bắn được bao nhiêu lần."「何射した」

→ Trong ngữ cảnh của kyudo cung và tên, 「うつ(打つ)」"bắn" thường được dùng để chỉ việc làm/chế tạo cung.


6. Khi được các thầy hướng dẫn:

① Khi tham gia các khóa đào tạo, nên cẩn trọng trong việc phản biện hoặc biện minh. 

→ Các khóa đào tạo là nơi mà chúng ta được hướng dẫn bởi giảng viên, không phải là nơi để tranh luận. Điều này cũng sẽ gây phiền hà đến những người học khác. Nên nhớ rằng, mọi lời nhận xét từ giảng viên nên được nhớ và coi như là bài học quý giá để rèn luyện bản thân. Ít người sẽ đánh giá cao những người luôn có lời biện minh.


7. Khi hướng dẫn

① Nhiều người thích/muốn dạy dỗ người khác, nhưng không nên tự ý dạy dỗ mà không được yêu cầu. Đặc biệt, khi có người cấp cao hơn thì cần cẩn thận và tuân theo chỉ dẫn của người đó.

→ Người hướng dẫn nên suy nghĩ và hướng dẫn theo từng giai đoạn từ các khía cạnh về điều kiện cơ thể, cơ học, thời gian và nhiều khía cạnh khác. Việc chỉ dạy một cách dễ dàng có thể gây ra sự lộn xộn.


8. Khi xem người khác bắn 

① Không nên xem người cấp cao hơn khi họ đang thực hiện bắn cung. Tuy nhiên, nếu được yêu cầu thì có thể là một trường hợp khác.

→ Điều này là hành động thiếu lễ phép đối với người cấp cao hơn.


② Khi xem phép bắn của thầy giáo (thầy của mình hoặc người trong lớp học phép bắn) thì phải ngồi xuống để xem. Lúc này, không nên nhìn thẳng từ phía trước. Tuy nhiên, nếu được phép đặc biệt thì có thể đứng lên và nhìn thẳng từ phía trước cũng được.

→ Xem và học tập một cách lịch sự.


9. Những điều cần nhớ, đặc biệt là...

① "Hãy coi việc rèn luyện như là việc làm cho ngày nắng sáng, và hãy giữ tâm trạng sáng suốt như ngày nắng."

② Cách kéo cung là bằng tấm lòng. Giữ tâm trạng thoải mái khi KAI.

→ Không nên đấu tranh với cung, vì sẽ không thể có sự thoải mái trong tâm hồn. Thay vào đó, hãy chấp nhận sức mạnh của cung bằng cách hấp thu nó bằng xương, từ đó sẽ mang lại sự thoải mái.

③ Trong việc rèn luyện, tôi muốn nhấn mạnh việc tập trung vào những kỹ năng cơ bản, không chỉ là tập trung vào việc trúng mục tiêu mà còn hài hòa giữa kỹ năng và tâm hồn. Đừng quên rằng tâm hồn được nuôi dưỡng bởi những kỹ năng chính xác, và những kỹ năng này trở nên thực sự xuất sắc nhờ vào tâm hồn.

Đây là những điều tôi đã ghi lại với ý định chia sẻ với các bạn hậu bối những điều đã được dạy bởi các thầy cô tiền bối và các tiền bối. Xin hãy giữ trong lòng không chỉ là nghe mà còn là để ý và học hỏi. Tôi hy vọng những điều này cũng được truyền đạt cho thế hệ tiếp theo.


Dịch bởi Trương Minh Hiếu

Commentaires


bottom of page