top of page

Văn hóa Cung đạo nảy mầm ở Việt Nam - Suda Takuya

Nhung Nguyen

ベトナムで芽生えた弓道文化

Văn hóa Cung đạo nảy mầm ở Việt Nam

須田卓哉

「弓道を教えてほしい。」

今でも思い出すのは、この一通のメールだ。

差出人は見知らぬベトナム人の少女だった。

“Hãy dạy Cung đạo cho chúng em.”Đến tận bây giờ tôi vẫn nhớ email này.

Người gửi là một cô gái người Việt mà tôi chưa từng gặp mặt.

私がベトナムへ渡ったのは2007年の11月19日。

ベトナムの国内でも比較的貧しい町に日本語学校ができた。

「未来あるベトナムの若者たちの為に、日本語を教えてほしい。」

ベトナム行きを決意したのはその学校経営者の熱意に触れてのことだった。

Tôi đã đến Việt Nam vào ngày 19/11/2007

Khi đó, người ta đã thành lập trường học tiếng Nhật ở một thị trấn nghèo và người quản lí trường học đã nhờ tôi dạy tiếng Nhật – vì tương lai của những người trẻ tuổi ở Việt Nam. Cảm động vì sự nhiệt tình của người quản lí đó nên tôi đã quyết định đến Việt Nam.


ベトナムにはその1年前に業務の視察で訪れていた。

温暖で過ごしやすい気候というのが印象に残っていた。

私にできることがあるなら、と誘いを受けてハノイへ飛び立ったのだった。

Tôi đã đến Việt Nam trước 1 năm để khảo sát công việc.

Tôi ấn tượng với khí hậu ấm áp và dễ chịu nơi đây.

Tôi đã nhận được lời mời là làm việc mà tôi có thể làm, nên tôi đã bay đến Hà Nội


身ひとつでは上手く行かないことはわかっていた。

日本語に限ったことではなく、何かを教えるには「教材」が必要となる。

最もイメージしやすいのが教科書や参考書だろう。

それとは別に、実物を持ち込んで見せて手に触れさせる「生教材」も時によっては必要だ。

趣味で弓道を嗜んでいた私は、日本文化を紹介する際に役立つかもしれない、とそんな気持ちで弓道の道具一式をベトナムに持ち込んでいたのだった。

Tôi đã dần hiểu được việc nếu chỉ có một mình thì chẳng làm gì được suôn sẻ cả.

Không chỉ nói riêng tiếng Nhật, nếu muốn dạy bất cứ điều gì cũng sẽ cần có “giáo trình”.

Cái dễ hình dung nhất sách giáo khoa, sách tham khảo nhỉ.

Ngoài ra, đôi khi cũng cần cả “giáo trình sống”- cái có thể cầm lấy, cho xem, cho chạm vào. Tôi vốn có sở thích bắn cung nên tôi đã mang toàn bộ dụng cụ Cung đạo của mình đến Việt Nam, với mong muốn là có ngày chúng sẽ giúp ích cho tôi trong việc giới thiệu về văn hóa Nhật Bản.


そして5年が経った頃。

インターネットも普及し、日本の様子が簡単にベトナムでも見ることができるようになっていた。そんな時に、あるベトナム人の少女が一つの映像に釘付けになった。色鮮やかな振袖を襷掛けし、自分の身の丈より遥かに長大な弓を構え、体いっぱいに引き付けて天空を狙う。そして離れたときの「カリャン!」と響く、独特の澄んだ弦音。初めて見た三十三間堂の通し矢に彼女はすっかり魅了された。「弓道を習いたい。でもどうやって‧‧‧?」時間が経つにつれ、自分を魅了してやまない日本の弓矢への好奇心は薄れるどころかより濃く深くなっていったのだった。

そんな彼女が、知り合いから「弓矢を持ってきている日本人がいる。」との噂を聞いたのは何かの運命だったのだろう。勇気を出してメールを送ってみることにしたらしい。

Và rồi 5 năm trôi qua.

Nhờ sự phổ cập của internet mà ở Việt Nam người ta cũng có thể dễ dàng nhìn thấy được những việc xảy ra ở Nhật. Lúc đó, có một cô gái người Việt đã bị thu hút bởi một đoạn video. Trong video ấy có một cô gái mặc bộ furisode sặc sỡ, tay áo được buộc dây chéo lên, đang cầm cây cung còn dài hơn chiều cao của mình, kéo cung hết cỡ và ngắm bắn lên bầu trời. Và khi cô ấy thả dây ra, tiếng dây cung trong trẻo “Karyan” vang lên thật đặc biệt. Đó là lần đầu tiên cô gái người Việt ấy xem cảnh bắn cung ở Sanjuusangendou, và đã hoàn toàn bị mê hoặc. Cô ấy muốn học bắn cung, nhưng phải làm thế nào? Theo thời gian, sự hiếu kì về cung và tên của Nhật Bản không những không phai nhạt mà còn trở nên sâu sắc hơn.

Và rồi cô ấy nghe từ tin đồn “Có người Nhật đã mang cung và tên đến Việt Nam” từ người quen. Liệu đây có phải là định mệnh không!!! Sau đó cô ấy đã lấy hết can đảm để gửi email cho tôi.

Hành trình đầu tiên
Hành trình đầu tiên

一方で、そんな熱意溢れるメールを受け取った私は困ってしまった。

第一に、ベトナムで弓道をしようと思って道具を持ってきたわけではない。

そもそも弓道は飛び道具、時速200kmで飛ぶ矢に当たったらちょっとした怪我で済むはずもなく、最悪致命傷になりかねない。だからこそ安全に非常に気を遣うし、場所も限られる。

その上、私自身、他人に教えるほどの技量も資格もない。

これは、丁重にお断りしよう。そう思った。

Thế nhưng, tôi đã chẳng biết phải làm sao khi nhận được một email nhiệt huyết như vậy.

Thứ nhất, tôi mang dụng cụ sang không phải là để bắn cung ở Việt Nam.

Vốn dĩ, bắn cung là một bộ môn nguy hiểm, mũi tên bay với tốc độ 200 km/giờ, nếu bị tên trúng thì có thể gây ra những vết thương nghiêm trọng, thậm chí còn dẫn đến tử vong. Vì thế nên, việc đảm bảo an toàn là việc vô cùng quan trọng, cả địa điểm tập cũng bị hạn chế.

Hơn thế nữa, bản thân tôi cũng chưa đủ kĩ năng hay chứng chỉ để dạy, nên tôi nghĩ là sẽ từ chối một cách thật lịch sự.


彼女と、同じく弓道に興味があるという仲間たちが集った説明会で、かなり厳しいことを言った。ベトナムで弓道は無理だと思う、諦めてほしい、と。

ところが彼女らの熱意はそんな言葉位で冷めてしまうものではなかった。

「矢を飛ばさない、安全にできる内容で構わないから、基礎だけでも教えてほしい。」

もうそういわれたら仕方がない。

徹底的に基礎だけに集中したら、彼らも諦めるだろう。

そう思った私は、1日跪座(正座から両つま先を立て、左膝の下、尻と踵の間それぞれに掌1枚分の隙間を開けて上体を上に浮かす姿勢)を4分間維持する稽古を毎週やらせた。

無論、弓矢には全く触らせない。これを2か月もやったらさすがに諦めてくれると思った。

Trong buổi thuyết trình có cô ấy và những người bạn cùng có hứng thú với bắn cung, tôi đã nói chuyện rất nghiêm khắc. Tôi bảo là việc thực hành Cung đạo ở Việt Nam là không thể, tôi mong họ hãy từ bỏ.

Buổi tập đầu tiên
Buổi tập đầu tiên

Thế nhưng nhiệt huyết của họ đã không dễ dàng bị dập tắt bởi những lời nói đấy.

Họ nói “Chúng em chỉ tập những nội dung an toàn, không cần bắn tên nên hãy dạy chúng em -dù chỉ những kiến thức cơ bản cũng được”

Nghe họ nói thế thì tôi còn từ chối thế nào được 😊

Tôi chắc mẩm chỉ cần tập trung triệt để vào những kiến thức cơ bản thì thế nào họ cũng bỏ cuộc thôi.  

Vì thế nên tuần nào tôi cũng bắt họ kiza liền 4 phút (Kiza là tư thế Seiza nhưng dựng thẳng gót chân đồng thời để khoảng cách giữa đầu gối trái, mông và gót chân một khoảng bằng lòng bàn tay, và dựng thẳng nửa thân trên lên).

Đương nhiên là tôi cũng không cho họ động vào cung và tên. Tôi đã nghĩ sau 2 tháng luyện tập như thế, nhất định họ sẽ bỏ cuộc.



しかし残念ながら私の目論見通りにはならず、ほとんどのメンバーが真夏の2か月、この過酷な稽古についてきてしまったので逆に私の方が白旗を上げざるを得なかった。

弓道を教える、など烏滸がましい。でもアドバイスをしながら一緒に稽古することはできる。

そう彼らに伝えて、是非、と答えをもらった時から彼ら「ハノイ弓道クラブ」と同じ目線で一緒に稽古する日々が始まった。

Nhưng không, kế hoạch của tôi đã đổ bể!!! Hầu hết các thành viên đều theo kịp buổi luyện tập khắc nghiệt này trong suốt 2 tháng hè, nên tôi đành giương cờ trắng đầu hàng. 

Tôi thấy việc tôi dạy bắn cung thật vô lý hết sức, nhưng tôi có thể vừa đưa ra lời khuyên, vừa cùng họ luyện tập. Tôi nói với họ như thế, và khi họ trả lời “Xin anh hãy làm vậy” thì những ngày tháng cùng nhau luyện tập với “Hanoi Kyudo Club” của tôi đã bắt đầu


最初は苦難の連続だった。

まず場所が無い。そして道具もない。

弓道などベトナムにはなかったものだから市民の理解も得られない。

場所については体育館などに交渉し、バリケードなどで横から人が入らないよう安全対策をした。道具はタイヤのチューブを適当な長さに切ってゴム弓の代わりにした。道具や場所を自分たちの手と頭で工夫しつつ、日々稽古環境を改善していった。

しばらくすると私の他にも弓道経験者の日本人が加わるようになった。

ベトナムで弓道に励む彼らの為に道具の寄付をしてくれる人たちもいた。

Những khó khăn ban đầu
Những khó khăn ban đầu

Chúng tôi đã bắt đầu với chồng chất những khó khăn.

Không có chỗ tập. Cũng chẳng có dụng cụ.

Cung đạo vốn là bộ môn không có ở Việt Nam nên những người dân bình thường sẽ không có kiến thức về bộ môn này. Về chỗ tập, chúng tôi đã đàm phán với nhà thi đấu và thực hiện các biện pháp an toàn như dựng rào chắn để ngăn không cho người ngoài vào. Về dụng cụ thì chúng tôi cắt săm xe thành độ dài thích hợp để thay thế cho cung cao su. Bằng bàn tay và khối óc, chúng tôi đã tự sáng tạo ra dụng cụ, điều chỉnh sắp xếp nơi tập để dần dần cải thiện môi trường luyện tập của mình.   

Một thời gian sau, những người Nhật khác có kinh nghiệm về Kyuudo đã bắt đầu tham gia cùng chúng tôi. Thậm chí còn có người đã kêu gọi quyên góp dụng cụ để hỗ trợ việc luyện tập Cung đạo ở Việt Nam 



同じく海外で活動している人たちとのつながりもできた。

2015年マレーシアで行われた東南アジア弓道総会に参加、以降2017年タイ大会、2018年フィリピン大会と2大会連続で団体戦2位に輝く成績を収めることができた。

それだけではなく、2016年に名古屋で開催された海外で弓道の稽古に励む人達を対象としたアジア‧オセアニアセミナーでは目線から足の運び方、呼吸まで厳格に審査される緊張する大舞台でハノイ弓道クラブのメンバーがなんと的中、参加者全員に初段を認許していただいた。また、2018年、同じく名古屋で開催された世界大会では初出場で予選突破の快挙を成し遂げることができた。

Không những thế, chúng tôi cũng đã kết nối được với những các bạn luyện tập Cung đạo ở nước ngoài.


Tham dự shinsa lần đầu tiên
Tham dự shinsa lần đầu tiên

Năm 2015, chúng tôi tham gia giải giao lưu Đông Nam Á được tổ chức ở Malaysia, sau đó liên tiếp tại các giải giao lưu tại Thái Lan vào năm 2017 và tại Philippin vào năm 2019, chúng tôi đều giành giải nhì. Không chỉ thế, tại Seminar châu Á- châu Đại Dương được tổ chức ở Nagoya dành cho đối tượng là những người đang luyện tập Cung đạo tại nước ngoài, tất cả các thành viên của Hà Nội Kyudo Club tham gia đều đã đỗ Sơ đẳng sau khi vượt qua kì thi được đánh giá nghiêm ngặt từ ánh mắt, đến cách di chuyển chân, hơi thở...

Và ở Kyudo World Cup được tổ chức ở Meiji Jingu, chúng tôi đã xuất sắc vượt qua vòng loại, nội dung thi cá nhân ở ngay lần tham gia đầu tiên.


これは彼らの熱意、創意工夫と絶対にあきらめない気持ちがもたらした、彼らの偉大な功績だと今でも思う。彼らの足跡はやがて自信になり、自分たちに誇りを持つようになっていった。テレビ局や新聞の取材も多く受けるようになり、2022年には日本国際交流基金、そして在ベトナム日本国大使館でワークショップを開催するほどになった。「弓道」という日本文化に触れてみたいベトナムの若者の数は増え続け、ワークショップの案内を出したわずか4時間後には満席で受付を締め切らなければならない状況が続いているという。

Tôi luôn nghĩ rằng đây là thành quả to lớn mà các em ấy đã đạt được nhờ vào sự nhiệt huyết, sáng tạo và tinh thần không bao giờ bỏ cuộc. Những dấu chân của các em đã trở thành niềm tin, niềm tự hào của chính các em. 

Năng lượng của Hanoi Kyudo
Năng lượng của Hanoi Kyudo

Chúng tôi cũng đã nhận được nhiều sự quan tâm của đài truyền hình và báo chí, và vào năm 2022, chúng tôi đã tổ chức các buổi workshop tại Quỹ Giao lưu quốc tế Nhật Bản và tại Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam. Số lượng người trẻ Việt Nam muốn trải nghiệm văn hóa “Cung đạo” ngày càng tăng, bằng chứng là chỉ sau khi có thông báo về workshop 4 giờ là tất cả các suất tham gia đã được đăng kí hết.


そして例年日本で行われている昇段審査では一歩ずつ着実に進歩している姿を先生方も認めてくださっており、今では参段が2名、日本人有段者も複数名在籍し、東南アジアでも大きなクラブになりつつある。

Trong các kì thi lên đẳng được tổ chức thường niên tại Nhật, các sensei cũng công nhận sự tiến bộ vững chắc của các em. Hiện tại câu lạc bộ có 2 người 3 đẳng, và cùng rất nhiều người Nhật có đẳng câu lạc bộ dần trở thành một câu lạc bộ lớn ở Đông Nam Á.


「ベトナム人の、ベトナム人による、ベトナム人の為のクラブ」

私が設立にかかわってから一貫してきたことだ。

我々日本人は安全面や技術面にこそ口を出すが、運営はベトナム人に任せる。

設立当初から今でも会長をはじめ、幹部や役員もすべてベトナム人で運営している。

私達外国人はいつかこの地を離れてしまうが、将来「その時」が来たとしてもベトナム人だけでクラブを継続できるように、という思いからに他ならない。

“Câu lạc bộ của người Việt, do người Việt và vì người Việt”

Đây là tư tưởng nhất quán từ khi tôi thành lập câu lạc bộ.

Những người Nhật chúng tôi chỉ tham gia vào các vấn đề liên quan đến an toàn, kĩ thuật, còn việc quản lí thì tôi giao hết cho các bạn người Việt Nam. Từ khi thành lập câu lạc đến nay, các chủ tịch, ban cán sự... đều là người Việt. Tôi biết rằng những người nước ngoài như chúng tôi một ngày nào đó sẽ rời khỏi đây, và tôi muốn đảm bảo rằng khi “thời khắc đó” đến thì câu lạc bộ vẫn có thể tiếp tục hoạt động chỉ với người Việt.


“Câu lạc bộ của người Việt, do người Việt và vì người Việt”
“Câu lạc bộ của người Việt, do người Việt và vì người Việt”

私が携わり、ハノイ市で花開いた「弓道」という日本文化は少しずつ、しかし確実にベトナムに根を下ろしつつある。中部のダナン市では東京第三地区弓道連盟で高段の師範に師事していたベトナム人が2018年にクラブを設立し、また南部ホーチミン市では2024年から活動を始めた団体があると聞いた。これから数年後、弓道はベトナムで市民権を得て、一般的に広がっていくのかもしれない。

Văn hóa Cung đạo của Nhật Bản mà tôi đã góp phần phát triển ở Hà Nội đang bén rễ một cách “từ từ” nhưng “chắn chắn” ở Việt Nam. Ở Đà Nẵng, một người Việt Nam từng học dưới sự hướng dẫn của một bậc thầy thuộc Liên đoàn Kyudo Khu vực thứ ba Tokyo đã thành lập câu lạc bộ vào năm 2018. Tôi còn nghe nói là ở thành phố Hồ Chí Mình cũng có câu lạc bộ hoạt động từ năm 2024. Trong vài năm tới, có lẽ Cung đạo sẽ được công nhận và phổ biến rộng khắp Việt Nam.


武道には「守破離」という言葉がある。

守とは教えを忠実に守ること。

破とは教えを自分なりに工夫してみること。

離とは教えを自分のものに昇華し、それまでの教えにとらわれないこと。

私は家族の不幸により、2022年に不本意ながら本帰国せざるを得なくなった。

しかし、彼ら「ハノイ弓道クラブ」は「離」が何か、その本質を理解できているはずだ。

Trong võ đạo có từ “Thủ- Phá- Li”

“Thủ” là tuân thủ nghiêm ngặt những điều đã được dạy

“Phá” là sáng tạo và cải tiến điều đã được dạy theo cách của riêng mình

“Li” là nâng cao những điều đã được dạy thành cái của riêng mình và không còn bị ràng buộc bởi những điều đã được trước đó nữa.

Do gia đình có tang, dù không muốn nhưng tôi đã buộc phải trở về nước vào năm 2022.

Nhưng tôi tin rằng các thành viên của “Hanoi Kyudo Club” đã hiểu thế nào là bản chất của “Li”.


Ôn lại kỉ niệm
Ôn lại kỉ niệm

彼らと苦楽をともにし、歩んだ9年間は決して忘れることはないだろう。

今後の彼ら「ハノイ弓道クラブ」そしてベトナム弓道界の発展を祈ってこの文章を結びたい。

Tôi sẽ không bao giờ quên 9 năm chúng ta bước đi cùng nhau với bao niềm vui và nỗi buồn. Tôi muốn kết thúc bài viết bằng lời chúc cho sự phát triển của “Hanoi Kyudo Club” và cộng đồng Cung đạo tại Việt Nam trong tương lai.



Comments


bottom of page