top of page
Nhung Nguyen

Rei - Nghi lễ


※ Nghi lễ

Là một lẽ tự nhiên khi hình thức Kyudo trở nên khác biệt tùy vào nhu cầu của từng thế hệ. Thời  xưa, phái Ogasawara được đánh giá cao về nghi thức và phái Heki lại được coi trọng bởi kĩ thuật bắn.


Phái Ogasawara dẫn đầu trong việc thiết lập các nguyên tắc nghi lễ, còn phái Heki dẫn đầu trong việc thiết lập các kỹ thuật bắn. Trong khi cả hai phái đi theo con đường của riêng của họ;  nhưng thời gian trôi đi khiến điều kiện xã hội cũng đổi thay. Cả hai phái đều kiếm tìm một con đường để thống nhất một số điểm khác biệt. Họ đã nhận ra rằng lễ nghi mà không có kỹ thuật có thể không thực sự được gọi là bắn cung, trong khi kỹ thuật mà không cần nghi thức không phải là con đường của Kyudo. Cả kỹ thuật và nghi lễ mới mang đến một sự thống nhất không thể tách rời để bắn cung-cũng là chân lí của Kyudo.


Bằng chứng của sự kết hợp này có thể được nhìn thấy qua sự biến mất dần dần của các từ như “Kyujitsu” (Art of the bow-Cung Thuật) hoặc “Shajitsu” (Art of Shooting- Xạ Thuật) giữa  thời kì Meiji; và từ “Kyudo” (Way of the bow-Cung đạo) trở nên thông dụng hơn.

Nếu bạn chỉ bận tâm với các kỹ thuật bắn, đánh mất cách nhìn và nghi thức thì động tác bắn đó chỉ giống như bạn đang chơi một môn thể thao, bạn không chỉ làm mất đi chiều sâu mà hình thức của bạn cũng trở nên lộn xộn. Tuy nhiên; mặt khác, nếu bạn quá miệt mài theo nghi thức và lơ là kỹ thuật bắn, thì sẽ khiến cho phát bắn của bạn trống rỗng và bị “chết”. Kĩ thuật bắn cần phải đi đôi với nghi lễ. Sau đó, có thể nói rằng, từ “ngôn ngữ” của việc bắn cung (với tốc độ của mũi tên nhanh ngang ánh sáng và không chút tà niệm) giúp ta hiểu được thế nào là “Chân, Thiện, Mỹ”.


Mục đích của Kyudo Nhật Bản không chỉ là sự cạnh tranh, mà còn là việc rèn luyện cả tâm trí và cơ thể để đạt đến sự tự hoàn thiện. Trên khắp Nhật Bản, sự hiểu biết về Kyudo đã trở nên phổ biến rộng rãi – điều này còn mang lại ý nghĩa mở rộng và phát triển hơn nữa truyền thống này trên toàn thế giới.


※ Tinh thần của một nghi lễ Kyudo

Từ xa xưa, sharei (nghi lễ bắn cung) đã được tổ chức như một cách hành lễ cho một tôn giáo hay trong những dịp quan trọng. Nó được dựa trên những nguyên tắc của các nghi thức truyền thống đã chi phối hành vi của cuộc sống hàng ngày. Theo truyền thống, nghi thức là điều vốn có trong tất cả các khía cạnh của cuộc sống hàng ngày. Sự không thể tách rời của nghi thức đối với một tình huống được thể hiện qua câu nói ”Sha wa, rei ni Hajimari, rei ni owaru, ” (Cung đạo bắt đầu bằng nghi thức và kết thúc cũng bằng nghi thức”. Điều này có nghĩa là một người nên hành động theo thời gian, địa điểm và thứ tự của từng tình huống.

Với nhận thức này, các chuyển động của bắn cung sẽ trở nên uyển chuyển và trang trọng, tạo ra một trạng thái tinh thần, trong đó có sự chân thành và sự thanh khiết của trái tim, đó là sự hài hòa của kĩ thuật bắn và nghi lế. Chân thành trong từng phát bắn chính là nguyên tắc cơ bản của Kyudo.


Ý nghĩa này là vốn bắt nguồn trong tác phẩm cổ điển của Raiki (Lễ kí), trong đó nói rằng, “Việc bắn cung cũng như lời dạy của nhà hiền triết để lại, mỗi bước tiến, bước lui đều không thể thiếu sự nhã nhặn và lễ phép”. Một trích dẫn khác từ một nguồn cổ xưa thể hiện bắn cung từ quan điểm đạo đức” Bằng cách này, tất cả mọi thứ đều là kỷ luật của đạo đức. “Theo đó, mọi thứ đều dựa trên việc tuân theo các quy tắc đạo đức. Chiến thắng khiến cho mọi người sợ hãi, song sự rèn luyện bên trong lại khiến kẻ thù cho bên ngoài phải dè chừng. Đây chính là những điều cơ bản về bắn cung”. Những thông điệp này đều chỉ ra rằng cung đã là một công cụ quan trọng để tô điểm đức hạnh con người và để thiết lập cấu trúc đạo đức và luân lý của xã hội từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Bắn cung theo cách nhấn mạnh vẻ đẹp về tinh thần, phải được tiến hành với tất cả tấm lòng chân thành và sự nhã nhặn để rồi thông qua một phát bắn, bạn sẽ thể hiện được trái tim và vẻ đẹp của sự hài hòa.


Nghi lễ bắn cung không chỉ phản ánh các giá trị truyền thống mà còn là hình thức nghi lễ của Kyudo, là phương tiện có thể diễn tả các hành vi cơ bản, các chuyển động cũng như các nguyên tắc và kỹ thuật bắn. Bởi thế, từ xưa, nghi lễ bắn cung đã được tiến hành bởi một cung thủ có kinh nghiệm – người nắm vững những nguyên tắc cơ bản. Luôn khắc sâu trong tâm  trí ý nghĩa của nghi lễ bắn cung trong bối cảnh lịch sử ấy thì một người phải dành hết tâm trí để cho việc nắm vững các nguyên tắc cơ bản của Kyudo, tự rèn luyện để thể hiện được sự nhã nhặn và nhân phẩm khi bắn cung. Theo đó, mọi thứ đều dựa trên việc tuân theo các quy tắc đạo đức. Chiến thắng khiến cho mọi người sợ hãi, song sự rèn luyện bên trong lại khiến kẻ thù cho bên ngoài phải dè chừng. Đây chính là những điều cơ bản về bắn cung.



 

Thuật ngữ trong Kyudo (Rei)

Rei

Hành vi thể hiện sự tôn trọng và duy trì trật tự các mối quan hệ giữa người với người trong và ngoài xã hội

Sharei

Bắn biểu diễn dựa trên các quy chuẩn của Rei

Taihai

Các tư thế và cách di chuyển cơ bản

Kōshi

Khổng Tử; người sáng lập nên Nho giáo

Chi

Khả năng xét đoán chính xác dựa trên hiểu biết về nguyên tắc của vạn vật

Jin

Tự kiềm chế; lòng nhân từ đối với người khác

Lòng can đảm; sức khỏe tinh thần

Reike

Người làm nhiệm vụ truyền đạt các quy tắc liên quan đến Rei

Ten

Thiên; chỉ đấng sáng tạo ra mọi vật

Girei

Một hành động dựa trên quy chuẩn định sẵn của nghi lễ

Kunshi

Nhân vật xuất sắc; một người có tính cách tuyệt mĩ và hành vi chuẩn mực

Shin

Nhà Tần; từ năm 221 TCN đến năm 206 TCN

Junshi

Tôn Tử; nhà Triết học Trung Quốc thời nhà Tần


38 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Commentaires


bottom of page