Yumi (Cung)
Các cây cung hiện đại phần lớn đều làm bằng cách dùng các loại nhựa tổng hợp làm chất kết dính. Trước đây chỉ có một loại keo tự nhiên gọi là nibe được dùng. Đến bây giờ, cung nibe vẫn được chế tạo, với một số điểm được đánh giá tốt, nhưng lại không bền trong điều kiện độ ẩm và nhiệt độ cao. Chúng cũng dễ cong vênh trong những mùa hè hoặc vào mùa mưa tại Nhật Bản.
Do đó, người ta phải bảo vệ các cây cung khỏi hơi ẩm bằng cách lau chúng bằng vải khô trước và sau khi sử dụng. Vì những vết nhựa thông hoặc vết bẩn trên cây cung nhìn rất khó coi, người dùng phải chăm sóc cây cung kĩ lưỡng, bằng cách lau nó cẩn thận với miếng khăn khô.
Những điểm mạnh và yếu trong hình dạng nhất định của một cây cung có ảnh hưởng rất nghiêm trọng tới độ bền và khả năng thể hiện của nó. Để duy trì các tình trạng phù hợp về điểm mạnh và yếu, điều quan trọng là trong việc chăm sóc cho một cây cung là luôn luôn phải quan tâm tới hình dáng đúng của nó.
Ya (Mũi tên)
Mũi tên cũng có ít khả năng chống ẩm. Do đó cácmiếng tre bị cong vênh phải được làm thẳng bởi tameru (nhiệt). Mũi tên phải luôn được giữ khô ráo và lau bằng vải khô sau khi sử dụng để tránh việc hơi ẩm tích tụ và giúp loại bỏ bụi bẩn. Làm điều này thường xuyên là cần thiết vì nó giữ hình dáng chuẩn cho mũi tên.
Yugake (Găng)
Có ba loại: Mitsu-Gake (găng tay 3 ngón), Yotsu-Gake (găng tay 4 ngón), và Moro-Gake (găng tay 5 ngón). Găng tay khá khó dùng, và vì mỗi loại có những đặc trưng riêng của nó, nên tốt hơn là người mới học nên được giáo viên chỉ dạy làm thế nào để sử dụng găng tay một cách chính xác.
Một chiếc găng tay có thể được dùng trong nhiều năm nếu nó được sử dụng và chăm sóc tốt. Vì vậy, quan trọng là phải giữ gìn găng cẩn thận và biết rõ các chức năng, đặc điểm của chiếc găng đó.
Vì găng tay được làm từ da phơi nắng rồi dán và khâu lại, nên găng cũng chống ẩm kém và nên được giữ ở nơi khô ráo. Khi găng thẫm đẫm mồ hôi, ta nên phơi trong nơi râm mát, thông thoáng gió. Không nên phơi dưới ánh sáng mặt trời trực tiếp hoặc sấy chúng.
Tsuru (Dây cung)
Trước và sau khi bắn, quan trọng là dây cung phải được giữ gìn bằng cách cọ xát nó bằng magusune (miếng vải dệt) để từ đó thông qua ma sát, kusune (nhựa thông) được bôi lên dây cung sẽ chảy ra và thấm nhập vào dây cung, làm dây chắc hơn. Trọng lượng của một dây cung được xác định bởi sức kéo của cây cung và trọng lượng của mũi tên sử dụng. Ví dụ, một cây cung bình thường là dày 1.8 cm với lực kéo 22-23kg và một mũi tên nặng tầm 26-28g sẽ cần một dây cung nặng 7-7.5g.
Dogi (Trang phục)
Trang phục cần phù hợp với thời gian, địa điểmvà sự kiện. Ta có thể mặc Wafuku (Hòa Phục-Kimono), hoặc Kyudo Gi (Trang phục luyện tập Cung đạo). Màu sắc của tabi (một loại tất Nhật Bản) nên có màu trắng, các đồ mặc khác phải sạch và tuân thủ các tiêu chuẩn được chấp nhận về nghi thức.
Khi bắn cung trong trang phục Wafuku hoặc Kyudogi (màu trắng là thích hợp hơn cả), tốt hơn là nên mặc hakama loại machidaka-bakama (hakama kiểu quần). Một cung thủ nam mặc Wafuku mang Kamon (gia huy) không nên mặc đồ lót Tây phương, hoặc một áo phông ở trong.
Nguồn: http://www.ikyf.org/equipment.html – dịch bởi: Ai Linh Manh
Comentários